Di sản thế giới thành phố ngầm thời tiền sử độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 4.3, tại vùng lõi thuộc vịnh Hạ Long (TP.Hạ Long, Quảng Ninh), Tổ công tác thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh khi tuần tra kiểm soát đã phát hiện tàu cá QN - 40476-TS đang có hành vi sử dụng lồng cào sắt để khai thác thủy sản.Sau đó, tổ công tác đưa phương tiện cùng tang vật về cảng công tác Bến Đoan (P.Hồng Gai, TP.Hạ Long) để xử lý theo quy định.Làm việc với cơ quan chức năng, lái tàu khai danh tính là P.V.Đ (42 tuổi, trú tại khu 7, P.Phong Hải, TX.Quảng Yên, Quảng Ninh).Theo UBND TP.Hạ Long, từ năm 2017, tỉnh Quảng Ninh có quy định cấm đánh bắt thủy sản trong vùng lõi vịnh Hạ Long cũng như quyết liệt xử lý việc sử dụng các dụng cụ, ngư cụ đánh bắt theo kiểu hủy diệt.Trong vòng 1 năm qua, lực lượng chức năng bắt giữ 34 vụ với 34 đối tượng, khởi tố 1 vụ, 1 bị can về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; xử phạt 33 vụ vì hành vi vi phạm lĩnh vực thủy sản, trật tự an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính số tiền 554,5 triệu đồng.Trăm năm cơm cá đời người…
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Tài sản các tỉ phú Việt giữa vòng xoáy Covid-19
Tối 2.3, mạng xã hội lan truyền thông tin kèm nhiều clip, hình ảnh cho thấy nhóm người "quây" xe buýt, hành hung tài xế.Cụ thể, trang Facebook "Xe Buýt Quyết Thắng Nha Trang" đăng tải 4 clip (thời lượng lần lượt 1 phút 59 giây, 1 phút 24 giây, 13 giây, 18 giây) cùng 4 hình ảnh, kèm nội dung cho thấy vụ việc xảy ra tại địa bàn xã Ninh Thọ và xã Ninh An, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.Nội dung thông tin đăng tải thể hiện, khoảng 15 giờ 30 ngày 2.3, xe buýt BS 79B-026.51 của Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang lưu thông trên quốc lộ 1. Khi đến đoạn qua P.Ninh Đa (TX.Ninh Hòa) thì bị một người đàn ông chạy xe máy mang BS tỉnh Khánh Hòa vượt lên chặn đường. Người đàn ông chạy xe máy lúc này không đội mũ bảo hiểm, sau khi dừng xe liền bước xuống chỉ tay về phía xe buýt. Khoảng 20 phút sau, xe buýt di chuyển đến khu vực trước Trạm CSGT Ninh Hòa (Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa), thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thì dừng lại. Người đàn ông nêu trên đồng thời xuất hiện cùng vài người khác. Khi nam tài xế xe buýt vừa bước xuống, nhóm người này to tiếng rồi lao vào hành hung. Phụ xe buýt đi cùng vội chạy xuống can ngăn. Nhóm người này sau đó quay sang đập phá xe buýt rồi mới bỏ đi.Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang xác nhận sự việc xảy ra chiều cùng ngày. Đồng thời cho biết sẽ trình báo sự việc tới cơ quan công an vào sáng mai (3.3), cùng với đó đưa nam tài xế đi kiểm tra sức khỏe.Theo đại diện công ty, khi xe buýt BS 79B-026.51 đang lưu thông trên đường còn bị người đàn ông dùng vật cứng ném vào kính xe. Vụ việc gây hoang mang cho hành khách trên xe buýt và gây mất trật tự an toàn giao thông.Khu vực tài xế xe buýt bị hành hung trước Trạm CSGT Ninh Hòa. Lúc này tài xế bước xuống xe để trình báo cơ quan công an thì bị các đối tượng lao vào hành hung. Đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang cũng thông tin rằng đã trao đổi với nam tài xế, xác nhận không quen biết và không có xích mích với nhóm người này. Nam tài xế sau khi bị hành hung có dấu hiệu mệt mỏi nên được cho về nghỉ.
Tặng nhà tình nghĩa, khám bệnh, phát thuốc cho người dân biên giới
Sau đây là 10 tác phẩm văn học Việt đáng chú ý (xếp theo thứ tự bảng chữ cái).Là nhà văn đã quen thuộc với những tác phẩm viết về đời lính và vùng đất Tây nguyên, nhưng Con thiêng của rừng có thể nói là tác phẩm đầu tiên của cây viết này dành cho thiếu nhi. Có dung lượng khiêm tốn, tác phẩm xoay quanh cuộc đời của họa sĩ Y Man - người được mệnh danh là "cánh chim đầu đàn" của mỹ thuật Tây nguyên - từ khi còn nhỏ, sinh sống trong sự đè nén của trưởng làng tham lam cho đến những năm tháng theo cách mạng, được đào tạo chuyên nghiệp của ông.Không chỉ cho thấy sự áp bức dưới ách thống trị của người dân vùng cao dưới những tên tay sai của thực dân Pháp, yếu tố Tây nguyên cũng được nhà văn mang vào tác phẩm một cách khác biệt. Qua đó, ta hiểu được tầm quan trọng của lửa, của rừng, của các niềm tin đặc biệt... của người dân nơi đây, từ đó tạo ra bối cảnh và không gian vô cùng độc đáo của cuốn sách.Là cuốn hồi ký vô cùng rúng động của một gia đình gốc Việt, Đến nơi rồi chất chứa rất nhiều cảm xúc, từ đau đớn, chia lìa cho đến hạnh ngộ, xót xa. Bằng những ký ức được kể lại bởi cha, mẹ - thế hệ đi trước, cùng nhiều tư liệu lịch sử, Cát Thảo Nguyễn đã viết nên một cuốn sách rất đáng chú ý cho những ai quan tâm đến giai đoạn này.Không dừng ở đó, đây cũng là cuốn sách viết về những tháng năm cố gắng hòa nhập với một môi trường sống mới, một cuộc sống mới của một người Việt Nam bị bứng gốc rễ. Ở đó có những khó khăn, có những ám ảnh không thôi bám riết, tạo nên khoảng cách thế hệ, sắc tộc và nỗ lực để vượt qua nó.Ngay từ tác phẩm đầu tay mang tên Chuyến bay tháng 3, Lê Khải Việt đã để lại những dấu ấn độc đáo với cách viết mới lạ và đầy hấp dẫn. Từ sườn, cốt là những gì còn lại của một di sản chiến tranh khốc liệt, anh đã hình tượng và nâng cấp nhiều lớp để tạo nên những truyện ngắn hấp dẫn, ấn tượng, không thôi ám ảnh, cho thấy một sự kế thừa cũng như học hỏi từ các nhà văn nổi tiếng cả trong cũng như ngoài nước.Khi trẻ người ta nghĩ khác mở rộng phạm vi hơn so với Chuyến bay tháng 3 trước đó, khi dần tiến thêm vào sự đứt gãy những mối quan hệ của các cá nhân trong xã hội hiện đại, từ đó tạo nên những truyện ngắn tạo nhiều đồng cảm. Song song đó, chủ đề chiến tranh vẫn luôn hiện diện, cho thấy một nỗi ám ảnh của cây bút này.Cũng đã khá lâu nhà văn - họa sĩ Đỗ Phấn mới quay trở lại với địa hạt tiểu thuyết qua cuốn Mắt rỗng. Xoay quanh một chủ đề tương đối quen thuộc của ông là hội họa, cuốn sách đã phản ánh sự rẻ rúng khi giá trị thị trường ngấm sâu vào nghệ thuật, từ đó gây ra vô vàn hệ lụy cho cả nghệ sĩ, nghệ thuật lẫn tâm tính con người.Cùng chủ đề này, tính chất tản văn làm ông nổi tiếng cũng liên tục hiện diện, qua đó cho thấy những sự thay đổi của thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi những giá trị cũ đang mai một dần. Đây có thể nói là cuốn tiểu thuyết về sự thay đổi, tha hóa trong cách viết tương đối cổ điển.Phải hơn một thập kỷ, Trần Ngọc Sinh (bút danh Au Min) mới trở lại (kể từ sau tác phẩm Phnom Penh). Myanmar: Truyện không phải truyện là một tác phẩm tương đối "đóng kín", không chỉ trong bối cảnh Myanmar bị cách ngăn bởi Covid-19, biến động quân sự, mà còn là cõi lòng mục ruỗng của những con người trong tác phẩm này. Đây có thể nói là tác phẩm rất đáng chú ý của năm nay.Cách viết của Au Min thinh lặng như sự lặng im. Cũng như nhan đề, không có gì trong tác phẩm này được hoàn thiện hay được chế tác đến độ tinh xảo. Mọi thứ đều mục ruỗng và tác giả cho ta thấy đó là điều không thể tránh khỏi của nhân quần này.Tuy xuất hiện vào thời điểm cuối năm nhưng nếu không nhắc đến ấn phẩm này thì đó sẽ là một thiếu sót lớn. Trong ấn phẩm năm nay, muôn mặt chủ đề đã được khai thác, từ những bài viết xoay quanh nhiều điểm mới về tết cho đến những trang văn đong đầy muôn vàn cảm xúc và những cái chạm nhẹ nhàng của những câu thơ.Trong đó, những truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Hệ, Ma Văn Kháng, Phạm Duy Nghĩa, Trương Anh Quốc… rất đáng chú ý. Trong khi Hồ Anh Thái, Văn Thành Lê lại mang đến nụ cười chua cay, đưa ta đến những cảm xúc riêng biệt.Là hiện tượng xuất bản ở Pháp sau khi ra mắt, Sống – cuốn tiểu thuyết đồ họa thực hiện bởi 2 người trẻ - xoay quanh thời gian tham gia chiến khu của một thiếu nữ ở tuổi đôi mươi là một tác phẩm không nên bỏ qua. Được viết dựa trên cuộc đời của nữ đạo diễn Việt Linh tài danh (mẹ của Hải Anh), qua đây ta sẽ được nghe về những kỷ niệm một thời cùng những gian khổ, khó khăn trong những tháng ngày làm đạo diễn của bà.Bên cạnh đó, Hải Anh cũng khắc họa được khoảng cách thế hệ giữa mẹ và mình – 2 người phụ nữ ở 2 thời đại và 2 độ tuổi khác nhau mà bất cứ ai cũng có thể thấy bản thân mình ở đó. Nỗi đau kéo dài bao lâu không quan trọng, mà quan trọng hơn là nhận ra nó và tiến hành thay đổi.Nói về thành công thương mại lẫn chất lượng, Phan với bộ 2 cuốn sách ra mắt trong năm nay là một cái tên đáng gờm. Những mẩu chuyện nhỏ được dẫn dắt bởi 2 nhân vật chính là những gợi nhắc cho ta về những gì đã mất, những gì còn lại cũng như nỗ lực để níu giữ chúng.Trong một đời sống điều gì cũng nhanh, con người dễ mất kết nối, Trước khi chúng ta nói lời chia tay là một ấn phẩm rất đáng chú ý để cho ta thấy trong tận cùng đau khổ, vẫn có những khoảnh khắc chói sáng khi con người nhìn thấy ở nhau một niềm hy vọng bừng sáng.Trong văn đàn Việt, Y Ban luôn được mệnh danh là cây bút nữ cá tính và đầy tinh quái. Gồm gần 20 truyện ngắn, Trên đỉnh giời tiếp tục cho thấy tài năng đặc biệt của bà ở nhiều đề tài, trong đó mảng viết về thân phận người phụ nữ trong thời chiến, trong xã hội đương đại cũng như trong những cuộc tình chếnh choáng vẫn là chủ điểm đáng quan tâm nhất.Bà cho thấy bản thân không ngại bất cứ đề tài gì, dù là miền núi hay là miền xuôi, dù là nông thôn hay thành thị, dù là bi kịch hay là hài kịch, dù là hiện thực hay là huyễn tưởng… thì không có gì cản ngăn được bà. Tính dân gian trong các tác phẩm cũng là một điểm nhấn quan trọng và rất đáng chú ý.Có thể nói, dù viết thể loại nào thì nhà văn Hồ Anh Thái vẫn tìm được giọng điệu đặc biệt. Ở Trượt chân trên tầng cao, tuy vẫn là châm biếm, giễu nhại thế nhưng nội lực tác phẩm đã được cất nhắc, nâng lên rất nhiều lần hơn. Tính đa nghĩa của chúng là một điểm nhấn đáng chú ý, qua đó ông mời gọi độc giả cùng mình giải mã những vấn đề đậm đặc hơi thở thời sự và đời sống hiện đại ngày nay.Không dừng ở đó, nhiều thủ pháp nghệ thuật cũng được sử dụng, từ dòng suy tưởng đến các khung nền được chọn lựa sẵn, kích thích thêm sự sáng tạo. Tập truyện ngắn cho thấy một nỗ lực không ngừng học hỏi, đổi mới và thử thách mình của một nhà văn những tưởng không còn thách thức nào có thể đặt ra.